VIÊM PHẾ QUẢN – BỆNH CỦA ĐƯỜNG HÔ HẤP

Viêm phế quản là bệnh thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này. Vậy viêm phế quản là gì, triệu chứng và xử trí bệnh ra sao?

Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc các ống phế quản bị viêm, với biểu hiện đặc trưng nhất là hiện tượng niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề. Đồng thời khi niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ làm tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc phế quản cũng như tổn thương lông mao.

Có bao nhiêu loại viêm phế quản?

Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

– Viêm phế quản cấp tính là tình trạng bệnh lý viêm phế quản diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, thông thường nguyên nhân do cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra.

– Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn với những tổn thương kéo dài xuất hiện ở phổi, chủ yếu là do người bệnh hút thuốc lá lâu năm hoặc viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần mà không có các biện pháp điều trị sớm hay phù hợp để chữa dứt điểm.

Nguyên nhân và triệu chứng khi bị bệnh viêm phế quản

Hầu hết bệnh nhân bị viêm nhiễm ở phổi 90% là do virut, 10% còn lại gây ra bởi vi khuẩn.

Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân thường có một số triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp trên như:

– Sốt nhẹ, cơ thể thấy đau nhức, mệt mỏi

– Có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi

– Cổ họng đau rát

Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể sốt cao 39-40 độ, ho nhiều. Trong cổ họng thấy vướng víu, khi khạc ra thấy đờm trắng, đục, có màu xanh hay vàng, đôi khi lẫn cả máu.

Cách đối phó với bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản thường do virus gây ra, việc dùng kháng sinh hầu như không đem lại hiệu quả. Chỉ cần điều trị tích cực bằng chế độ chăm sóc thì sau vài ngày bệnh thường sẽ tự khỏi. Bạn cần:

  • Điều quan trọng đầu tiên khi bị viêm phế quản đó là uống nhiều nước để làm loãng dịch nhày nhắm tống đờm ra dễ dàng hơn. Nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, tay chân nếu là vào mùa đông. giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định trung bình khoảng 24-26 độ C.
  • Hạ sốt nhanh bằng cách mặc áo quần thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi. Có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen đúng liều dùng nếu bị sốt cao.
  • Tránh xa khói thuốc, những người có thói quen dùng chúng phải từ bỏ ngay nếu muốn việc điều trị mang lại  kết quả.
  • Thực phẩm tốt cho người bệnh là thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: có thể dùng cháo hành, cháo hạnh nhân sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị.

Phòng chống

Nếu thường xuyên lặp đi lặp lại các đợt viêm phế quản, thủ phạm có thể là một cái gì đó trong môi trường. Địa điểm lạnh ẩm – đặc biệt là kết hợp với ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá có thể làm dễ bị viêm phế quản cấp tính. Khi vấn đề nghiêm trọng, có thể cần phải xem xét thay đổi nơi ở và làm việc.

Những biện pháp này cũng có thể giúp giảm nguy cơ viêm phế quản và bảo vệ phổi nói chung:

Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm phế quản mãn tính và bệnh khí phế thũng.

Cố gắng tránh những người bị cảm lạnh hoặc cúm – tiếp xúc với các vi rút dẫn đến viêm phế quản, nguy cơ lây nhiễm nó thấp hơn. Tránh đám đông trong mùa cúm.

Tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tính từ cúm. Thuốc ngừa chủng cúm hàng năm có thể giúp bảo vệ khỏi mắc bệnh cúm, do đó có thể giảm nguy cơ viêm phế quản.

Rửa tay hoặc sử dụng thuốc rửa tay thường xuyên. Để giảm nguy cơ bị nhiễm siêu vi, rửa tay thường xuyên và có thói quen sử dụng thuốc rửa tay và không chạm vào bên trong mũi hay chà mắt.

Đeo khẩu trang. Nếu gần những người khác, những người đang ho và hắt hơi, mang khẩu trang che miệng và mũi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Khẩu trang y tế nên sử dụng để phòng tránh viêm phế quản

Do bệnh trong viêm phế quản, hầu hết bệnh nhân bị viêm nhiễm ở phổi 90% là do virut, 10% còn lại gây ra bởi vi khuẩn. Vì thế, đeo khẩu trong sẽ là 1 cách tự bảo vệ tốt nhất đối với người tiêu dùng.

 Trong đó, đối với các khẩu trang y tế đạt tiêu chuẩn, luôn có 1 lớp vải carbon hoạt tính, 2 lớp vải không dệt và 1 lớp lọc (đối với khẩu trang 3 lớp), thêm 1 lớp than hoạt tính (với khẩu trang 4 lớp). Trong đó lớp lọc có khả năng giúp ngăn chặn tốt hơn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút).

Khẩu trang 3 lớp tiệt trùng:

   Đặc điểm:

  • Khẩu trang được đóng gói 1 cái/gói, vô trùng
  • Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
  • Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
  • 2 lớp vải không dệt và 1 lớp vải lọc ngăn chặn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
  • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
  • Thích hợp sử dụng một lần.

Tính năng:

Khẩu trang tiệt trùng được dùng bởi các chuyên gia, bác sĩ trong phòng mổ hoặc bởi y tá khi trong sóc bệnh nhân.

Khẩu trang 4 lớp than hoạt tính:

Đặc điểm:

  • Khẩu trang than hoạt tính được làm từ chất liệu vải than hoạt tính đặc biệt giúp bảo vệ người dùng khỏi các khí độc hại, hóa chất, hương thơm độc hại, các loại khí và khói.
  • Đóng gói 1 cái/gói, không tiệt trùng
  • Có 4 lớp: 1 lớp vải carbon hoạt tính, 2 lớp vải không dệt và 1 lớp lọc
  • Giúp ngăn chặn tốt hơn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
  • Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
  • Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
  • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
  • Thích hợp sử dụng một lần

Tính năng:

Khẩu trang than hoạt tính thích hợp cho nhiều người tiêu dùng: nhân viên bệnh viện, nội trợ, những người trong điều kiện môi trường ô nhiễm, người bị dị ứng khói thuốc, dị ứng hóa học và du khách, v.v.