VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

1.Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp?

-Nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên là các virus: liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm, …vv.

-Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.

– Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).

 2.Biểu hiện và biến chứng

– Viêm đường hô hấp  không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, ….với triệu chứng dể nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi .v.v…

– Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 390C trở lên. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng. Sau đó người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

– Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm.

– Viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mặc dù các bệnh này có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những căn bệnh phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động, học sinh sinh viên thì không thể đến trường và có thể nặng lên ở những người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.

3.Các phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên

Phương pháp điều trị và thuốc

Một số thuốc có sẵn để chữa bệnh viêm họng, giảm các triệu chứng của nó và ngăn chặn lây lan của nó.

Thuốc kháng sinh

Nếu bị viêm họng, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh uống như:

Penicillin. Thuốc này có thể được bằng cách tiêm vào một số trường hợp – chẳng hạn như nếu một đứa con trẻ, những người đang có một thời gian khó nuốt hoặc nôn mửa từ viêm họng.

Amoxicillin. Thuốc này trong cùng một gia đình như penicillin, nhưng thường là một lựa chọn ưa thích dành cho trẻ em vì nó có vị tốt hơn và có sẵn như là viên.

Nếu bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể có thể quy định:

Một cephalosporin như cephalexin (KEFLEX).

Erythromycin.

Azithromycin (Zithromax).

Những thuốc kháng sinh giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, cũng như nguy cơ biến chứng và khả năng bệnh sẽ lây lan cho cùng lớp hoặc thành viên gia đình.

Khi bắt đầu điều trị, nên bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong một ngày hoặc hai. Gọi bác sĩ nếu không cảm thấy tốt hơn sau khi uống thuốc kháng sinh trong 48 giờ.

Nếu trẻ em điều trị kháng sinh cảm thấy khỏe và không bị sốt, thường có thể trở lại trường học hay chăm sóc trẻ khi không còn bị lây nhiễm – thường là 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Nhưng hãy chắc chắn để kết thúc toàn bộ khóa thuốc. Ngừng thuốc sớm có thể dẫn đến tái phát và biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc viêm thận

4.Cách phòng chống

Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên phải:

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

– Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.

– Đeo khầu trang cách ly với mầm bệnh.

– Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao.

– Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa, …vv.