NHỮNG CƠN ÁC MỘNG CỦA CÁC ĐẠI DỊCH ĐƯỜNG HÔ HẤP

Trong thập kỉ qua, ngoài việc đối mặt với những thiên tai đến từ thiên nhiên thì dịch bệnh của là 1 nổi ám ảnh của toàn thế giới nói chung. Đặc biệt, các dịch bệnh về đường hô hấp lúc nào cũng có sức lây lan hết sức khủng khiếp và con số tử vong có thể lên tới hàng triệu người.

Bệnh SARS

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông lan tỏa gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.

Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào giới tuổi bệnh nhân. Đối với người dưới 25 tuổi, tỷ lệ tử vong ít hơn 1%; giới 25-44 tuổi thì tỷ lệ tăng lên thành 6%; giới 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa.

 
Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong khối trữ thiên nhiên (quần thể động vật) và có khả năng tái phát.

Bệnh MERS


Dịch MERS: Năm 2012, một loại virus mới bắt nguồn từ lạc đà xuất hiện ở Trung Đông và từng bước trở thành đại dịch toàn cầu. Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) hiện lan truyền với tốc độ đáng sợ. Từ năm 2012, dịch MERS đã có mặt tại 25 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, tính đến ngày 7/6, 1.179 người nhiễm virus MERS, 442 người tử vong. Riêng Hàn Quốc, nơi được xem là “ổ dịch”, 95 ca nhiễm bệnh và 7 trường hợp đã chết vì căn bệnh này.

Bệnh EBOLA

Đại dịch hoành hành từ giữa năm 2014 tại Châu Phi khiến Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải lên tiếng báo động trên toàn thế giới về sức lây lan và số người tử vong do căn bệnh này là rất lớn.

Việc khống chế dịch bệnh trên diện rộng vô cùng khó khăn, WHO phải kêu gọi thế giới cảnh giác, đồng thời ủng hộ nhân lực, vật lực để bù đắp lại sự mất mát của Châu Phi khi đại dịch này đi qua.

Tính đến đầu tháng 4/2015, có 25.616 trường hợp mắc bệnh, trong đó 10.636 trưởng hợp tử vong do ebola.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm vác xin, phương pháp điều trị bệnh vẫn đang là ẩn số với các nhà khoa học.

Giáo sư James Di Santo, nhà miễn dịch học tại viện Pastuer Paris cho biết. “Dịch bệnh này có thể suy yếu và kết thúc, nhưng sẽ có cuộc bùng nổ khác tại địa điểm khác, bởi vì virus tiềm ẩn trong tự nhiên.

Ví dụ trong các loài động vật nhỏ, vẫn là mối nguy đến loài người trong tương lai. Giải pháp tốt nhất chúng ta có thể nghĩ đến là phát minh một loại vác xin cho toàn cầu”. – Theo vnexpress.

Bệnh H1N1

Tháng sáu năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo một biến thể mới của H1N1 có nguồn gốc từ lợn là nguyên nhân của dịch cúm năm 2009. Biến thể này thường được truyền thông đại chúng gọi là “cúm heo” hoặc “cúm lợn”.

Cúm H1N1 là một loại cúm phổ biến ở lợn và có khả năng biến thể thành virus gây bệnh cúm ở người. Cúm H1N1 ở lợn thường xảy ra thành các đợt dịch, lợn nhiễm bệnh theo đàn, lợn thường ốm yếu và có thể chết. Nếu người tiếp xúc với gia súc có mang mầm bệnh virus H1N1 biến thể có khả năng lây nhiễm sang người thì người đó có thể bị nhiễm cúm A/H1N1.

Ca nhiễm H1N1 đầu tiên được phát hiện trên thế giới vào năm 2009, virus bùng phát và lây lan tới 160 quốc gia trên toàn thế giới. Có tới hàng trăm triệu người bị nhiễm cúm và hàng nghìn người tử vong.

Cúm A lây qua đường mũi, miệng, mắt.

Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo dịch ở cấp độ 6, cấp độ cao nhất và là đại dịch trên quy mô toàn cầu.


Cho tới cuối tháng 7/2009, dịch đã lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả năm châu lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử vong.