NHỮNG BỆNH HÔ HẤP NGUY HIỂM TRẺ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA NẮNG NÓNG

NHỮNG BỆNH HÔ HẤP NGUY HIỂM TRẺ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA NẮNG NÓNG

Cơ thể trẻ em còn yếu ớt, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, là đối tượng rất dễ mắc các dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp có nguy cơ bùng phát trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Do vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.

Ths.Bs Đinh Thành Hạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM) trao đổi với VTV, nắng nóng, thời tiết hanh khô làm cho độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn (còn gọi là virus)… dễ bùng phát và tấn công khiến trẻ rất dễ mắc bệnh vì có sức đề kháng còn yếu kém.

Dưới đây là 3 bệnh hô hấp nguy hiểm trẻ dễ mắc vào mùa nắng nóng, cha mẹ cần phát hiện và điều trị kịp thời:

1. Viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ có thể do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Viêm phổi do vi khuẩn có triệu chứng đặc trưng là sốt cao và thở nhanh. Thời kỳ ủ bệnh thông thường từ 1-7 ngày.

Nguyên nhân:

Trẻ thường xuyên ăn uống đồ lạnh, ngồi điều hòa nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài, mặc quần áo không thấm hút mồ hôi…. đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm họng, lâu ngày trẻ có thể sẽ bị viêm phổi.

Dấu hiệu

Sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 39ºC liên tục, đau họng, ho húng hắng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, trẻ nhỏ thì bỏ bú, quấy khóc… Nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn.

Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, có thể có rối loạn tuần hoàn như sốc, trụy tim mạch… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy não, trẻ sẽ hôn mê hoặc kích thích, co giật.

2. Viêm đường hô hấp cấp

Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng làm suy giảm chức năng hô hấp bình thường. Bệnh thường bắt đầu như nhiễm virus ở mũi, khí quản, hoặc phổi. Nếu nhiễm trùng không được điều trị, nó có thể lây lan sang toàn bộ hệ thống hô hấp.

Triệu chứng

– Tắc nghẽn trong các xoang mũi hoặc phổi

– Chảy nước mũi

– Ho

– Đau họng

– Đau nhức cơ thể

– Mệt mỏi

Nếu bệnh phát triển, trẻ có thể sốt cao và ớn lạnh. Ngoài ra, bệnh viêm đường hô hấp cấp còn có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, mức độ oxy trong máu thấp, thậm chí mất ý thức.

3. Viêm tiểu phế quản

piek zuigelingen tussen 2 en 6 maanden, bij 3 jr vrijwel alle kinderen doorgemaakt. oudere kinderen/volwassenen BLWI, jongere kinderen uitbreiding naar OLWI: bronchiolitis.

Triệu chứng

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Lúc đầu, trẻ có biểu hiện hắt hơi, xổ mũi, sau đó ho tăng dần, có khò khè, thậm chí khó thở.

Bệnh cũng có thể bắt đầu bằng triệu chứng sổ mũi. Nặng hơn nữa trẻ bị sốt cao, bỏ bú, tím tái, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái.

Nguyên nhân

Bệnh do virus gây nên dễ xuất hiện ở trẻ có sức đề kháng kém như trẻ đẻ non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, mắc bệnh phổi mãn (đã được thở máy và thở oxy kéo dài), có các bệnh lý bẩm sinh…

Cách phòng bệnh hô hấp trên

Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi.

Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.

Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ .

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.

Không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Phát hiện sớm các biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ để được tư vấn bác sĩ kịp thời.