ĐỐI MẶT VỚI CÚM A H1N1 – NÊN LÀM GÌ ĐỂ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN ?

Cúm A H1N1

Cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân, nhưng khác với cúm mùa thông thường chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ…

Triệu chứng bệnh cúm A H1N1 giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp X quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong.

Khác với các virus cúm theo mùa thông thường, H1N1 cho thấy khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, nơi nó gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Trái lại, virus cúm theo mùa thường chỉ tấn công các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp. “Người ta đang hiểu lầm về loại virus này,” Kawaoka, giáo sư y khoa tại trường Dược Madison cho biết. “Đợt cúm H1N1 hiện nay được cho là bệnh cúm theo mùa thông thường. Nhưng nghiên cứu mới đã cho kết quả ngược lại. Có những bằng chứng rõ ràng để khẳng định rằng đây không phải là virus cúm theo mùa.” Khả năng tấn công phổi là một khả năng rất đáng sợ, nó tương tự như ở các virus khác đã từng gây ra dịch bệnh lớn, điển hình như dịch cúm năm 1918 đã giết chết hàng chục triệu người vào cuối Thế Chiến thứ nhất. Ngoài ra, virus H1N1 hiện tại cũng có nhiều điểm tương đồng nữa với virus 1918, Kawaoka tiết lộ – nghiên cứu cho thấy những người sinh trước năm 1918 có kháng thể bảo vệ họ trước sự tấn công của virus H1N1. Và rất có thể, ông nói thêm, virus này sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn do dịch bệnh vẫn đang lan rộng và virus đã phát triển thêm những đặc tính mới. Hiện tại đang là mùa cúm ở nam bán cầu, và virus H1N1 sẽ phát triển mạnh hơn nữa khi bắc bán cầu bước vào thu và mùa đông – mùa phổ biến cúm ở vùng này.

Làm thế nào để phòng chống dịch bệnh cúm A H1N1 ?

Để phòng chống cúm A(H1N1), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần sử dụng các biện pháp đối với cúm mùa thông thường:

Rửa  tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.

Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

Bên  cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắcxin để phòng bệnh.

Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.

Nên sử dụng khẩu trang y tế nào trong phòng ngừa cúm H1N1 tốt nhất ?

Đối với các khẩu trang y tế đạt tiêu chuẩn, luôn có 1 lớp vải carbon hoạt tính, 2 lớp vải không dệt và 1 lớp lọc (đối với khẩu trang 3 lớp), thêm 1 lớp than hoạt tính (với khẩu trang 4 lớp). Trong đó lớp lọc có khả năng giúp ngăn chặn tốt hơn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút).

Để phòng ngừa cúm H1N1 đạt cách tối ưu nhất, nên sử dụng khẩu trang y tế có lớp than hoạt tính 4 lớp.

Khẩu trang than hoạt tính có cấu tạo khá đơn giản chỉ với lớp thun co giãn và 1 miếng lọc than hoạt tính đã được xay nhỏ. Than hoạt tính là chất rắn với bề mặt có diện tích cực kỳ lớn (1g từ 500-2.500m2) và chứa hàng triệu lỗ xốp rỗng.

Nhờ hàng triệu lỗ xốp mà than hoạt tính có khả năng hút bám/hấp thụ cả chất vô cơ và hữu cơ tràn lan ngoài môi trường mà con người hít thở hằng ngày.

Chức năng của lớp thun co giãn bên ngoài khẩu trang than hoạt tính là để cản bụi bẩn thô lần 1 và định hình miếng lọc bên trong một cách thẩm mỹ, để than tro không rơi rớt ra bên ngoài.

Tác dụng của miếng lọc bên trong khẩu trang than hoạt tính là hấp thụ khí độc xung quanh môi trường (CO, SO2,…) và cản hạt bụi kích thước siêu nhỏ (cỡ micromet) trước khi được con người hít thở vào mũi.

Khẩu trang than hoạt tính được ví như một loại “mặt nạ phòng độc” giúp người dùng có thể được bảo vệ tối ưu nhất khỏi khói bụi, hóa chất và đặc biệt là nhưng vi khuẩn, virut cúm tiềm tàng trong không khí.

Hãy sử dụng khẩu trang như một cách phòng bệnh lây qua đường hô hấp tốt nhất cho bạn và cho gia đình!