CÁCH PHÒNG BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Thời tiết trở lạnh là môi trường lý tưởng để các loại virus gây các bệnh hô hấp “vùng lên”. Bệnh ghé thăm từ trẻ con, người già đến thanh niên trai tráng.

Bệnh viện luôn đầy ắp người chen nhau chờ đến lượt khám các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm…

Dù cơ thể đang ngủ hay thức, tâm trạng đang khổ đau hay hạnh phúc, dù hoàn cảnh sang hay hèn, bất cứ ai cũng cần phải thở. Thở, hoạt động đầu tiên để bắt đầu sự sống và ngưng thở là sẽ kết thúc sự sống.

Hít thở là hoạt động cơ bản nhất của hệ hô hấp. (Hệ này gồm các cơ quan mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản và hai buồng phổi). Khi ta hít thở, các mầm bệnh sống trong không khí cũng theo đấy mà xâm nhập vào cơ thể.

Một chu kỳ thở bao gồm: thì hít vào, trao đổi khí và thì thở ra. Mỗi khi hít vào, không khí có chứa ô-xy theo mũi (và miệng) đi vào trong buồng phổi theo các khí quản và làm phồng các túi khí bên trong phổi.

Thông thường, trước khi đến phổi, các màng nhầy ở mũi, họng đã làm cho không khí ấm hơn và ẩm hơn để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh cho phổi. Tuy nhiên, khi thời tiết trở lạnh, hoạt động của hệ hô hấp bị ảnh hưởng lớn, khí hít vào không được lọc và sưởi ẩm như thường lệ nên các mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và phát triển thành bệnh.

Đổ nhiều bệnh khi tiết sang mùa

Mùa lạnh, mọi người rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, sổ mũi, ho, viêm họng, viêm mũi xoang, viêm amiđan và VA, viêm họng cấp, viêm phế quản mãn, viêm phổi, giãn phế quản, cảm cúm, viêm thanh quản, hen phế quản…

Có hai nguyên nhân khiến vào mùa lạnh, nhiều người mắc bệnh về hô hấp.

Về khách quan, khi thời tiết chuyển từ ấm áp, nóng nực sang lạnh là môi trường thuận lợi để virus gây các bệnh về đường hô hấp phát triển. Bên cạnh đó, mùa này cũng là mùa trăm hoa đua nở, phấn hoa theo gió phát tán qua không khí khiến mọi người mắc bệnh vì dị ứng phấn hoa. Về chủ quan, người dễ mắc bệnh còn do cơ thể quá yếu, sức đề kháng kém nên không chống lại sự tấn công của virus gây bệnh.

Người già, trẻ em: mục tiêu đầu tiên của virus

Không phải đợi đến thời tiết trở lạnh mới có bệnh hô hấp. Thực ra, bệnh về đường hô hấp là căn bệnh quanh năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đường hô hấp như: dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, lông vật nuôi, bụi bẩn; do cơ địa, do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin, không được chủng ngừa; do vệ sinh thân thể kém, cơ thể bị nhiễm lạnh như ngâm  trong nước  lâu, đi ngoài gió lạnh không giữ ấm cơ thể, do ngồi trước máy lạnh; do nhiễm trùng răng miệng…  Và thời tiết trở lạnh chỉ là yếu tố thuận lợi cho các bệnh hô hấp trỗi dậy. Lúc này, những  người có sức đề kháng kém sẽ bị virus “quật ngã” ngay.

Bình thường, như đã đề cập ở trên, khi hít thở, không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch một phần bởi niêm mạc đường hô hấp trên như niêm mạc mũi – họng trước khi đi vào khí quản. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, “hệ thống máy lọc” bị co lại không còn khả năng “hoạt động” như cũ. Vì thế, khí lạnh được hít vào không được lọc và sưởi ấm mà tự do di chuyển đến họng, thanh quản, các phế nang… Khí lạnh đi đến đâu sẽ khiến nơi đó bị tổn thương.

Trẻ em dưới 7 tuổi, người già, người có thể trạng yếu, người mắc các bệnh mãn tính như: lao phổi, đái tháo đường, bệnh tim… hệ miễn dịch đã suy yếu nên dễ mắc bệnh.

Cách phòng tránh và lời bác sĩ

ThS BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Trung tâm chăm sóc Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khuyên cách phòng tránh bệnh tốt nhất là vào giai đoạn đầu mùa, người dân cần có những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch như tiêm phòng cảm cúm (tiêm vào tháng 3, tháng 4 để phòng ngừa cảm cúm vào mùa mưa và chích vào tháng 9 hay tháng 10 để phòng ngừa mùa lạnh), chích ngừa viêm phổi, có những khẩu phần ăn phù hợp (vitamin, hoa quả, trái cây, các loại rau xanh, hải sản…).

– Giữ ấm cơ thể để cơ thể không bị cảm lạnh.

– Đối với những loại viêm nặng nề hơn như viêm phế quản hay viêm phổi thì người bệnh cần phải khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng, từ đó sẽ có các loại thuốc phù hợp.

Cùng quan điểm trên, TS.BS Trần Viết Lực, Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Lão Khoa Trung ương bổ sung: Theo tôi, trong thời gian nhiệt độ quá cáo như thế này điều quan trọng nhất là tránh đi ra ngoài đường, nhất là buổi trưa. Ở nhà cố gắng uống đủ nước, thậm chí có thể bù nước và điện giải bằng dung dịch ozesol, cố gắng không điều chỉnh điều hòa quá thấp. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi.

“Thời tiết nắng nóng nên bù nước, uống khoảng 2 lít nước/một  ngày. Về điều hòa, nếu nhiệt độ ngoài trời 400C không nên để trong phòng 18 – 190C vì như thế rất nguy hiểm, chỉ nên để nhiệt độ khoảng 27-280C là vừa. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài đường nên tắt điều hòa trước khoảng 5-10 phút để cơ thể thích nghi dần dần, tránh tình trạng đi ra ngoài đột ngột”, bác Lực khuyến cáo.

Hạn chế ra ngoài trời nắng gắt. Nếu buộc phải ra ngoài nên trang bị đủ để tránh nắng chiếu trực tiếp vào người.

Không cho quạt quay trực tiếp vào người, vào mặt kể cả ban ngày lẫn ban đêm.

Hạn chế uống nước đá, ăn kem nhiều vì dễ gây viêm họng.

Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

Nên sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trong môi trường ô nhiễm.