CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG HIỆU QUẢ

Có tới 200 chủng virút gây viêm họng và thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Ngược lại, nếu cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, người bệnh có thể bị bội nhiễm các vi khuẩn. Câu hỏi đặt ra đâu là biện pháp phòng ngừa viêm họng hữu hiệu nhất trước khi phải dùng các biện pháp điều trị viêm họng.

Viêm họng là gì?

 

Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.

Viêm họng gồm 2 loại:

Viêm họng cấp tính

Viêm họng mạn tính

Viêm họng cấp tính nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới viêm họng mãn tính làm cho việc điều trị vô cùng khó khăn hơn và bệnh dễ gặp tái phát.

Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40 – 80%), phần còn lại là do vi khuẩn, nấm hay các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất. Viêm họng có thể dẫn đến viêm amidan khiến việc thở và nuốt gặp khó khăn. Viêm họng có thể đi kèm với ho và sốt, ví dụ như trong trường hợp nguyên nhân của nó là nhiễm trùng phần trên của đường hô hấp. Viêm họng có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện cùng với các bệnh: viêm V.A, viêm amidan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent, hoặc một số bệnh máu.

Triệu chứng của viêm họng

 

Viêm họng cấp:

Người sốt cao 39-40 độ C

Nuốt đau rát họng

Khàn tiếng

Chảy nước mũi

Ngạt mũi, sụt sịt

Ho khan

Có hạch vùng cổ

Hạch góc hàm thường viêm tấy, sưng đau

Cơn đau thường lan lên tai, nuốt đau nhói

Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3-4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Viêm họng mạn tính:

Đau rát họng, ho khan, dễ ọe, nôn trớ

Xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay

Ngạt mũi, lười ăn, nôn trớ

Hạch cổ sưng đau

Khó thở, phải thở bằng miệng.

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Giữ ấm cơ thể theo mùa

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, khi trời trở lạnh đột ngột hay trong các đợt rét đậm. Thời tiết nóng bức cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm họng xuất hiện vì vậy bạn không nên uống nhiều nước đá, hay uống nước lạnh khi đi trời nắng về

Vệ sinh

  • Vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước muối loãng.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi.
  • Tránh đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc nơi khói thuốc, và các hóa chất độc hại
                            Sử dụng khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi.

Phòng tránh virus

  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc viêm họng do virus, vi khuẩn vì bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày giúp cổ họng của bạn luôn trơn tru, ẩm, tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh
  • Thường xuyên hoạt động thể chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi lại vi khuẩn
  • Với những người đang mắc viêm họng cần tránh lây nhiễm sang người khác bằng cách che miệng khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay để loại bỏ vi khuẩn, virus

Thói quen

  • Tránh uống nước quá lạnh, quá nóng.
  • Bỏ thói quen ngậm kẹo hay ăn kem.
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin, nhất là vitaminC, A,E,D giúp cơ thể tăng sức đề kháng cho cơ thể và mũi họng, ngăn ngừa và điều trị bệnh về họng
  • Tránh la hét quá nhiều, kéo dài có thể giúp ngăn ngừa kích ứng họng, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau họng, viêm họng.