BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM- NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG SỚM

Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh như: hen, ung thư, rối loạn phát triển thần kinh và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ; bệnh tim, đột quỵ, tắc nghẽn phổi mạn tính và ung thư ở người lớn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể dẫn đến một số triệu chứng kích ứng về mắt, họng và mũi.

TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu – Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG TP.HCM), cho biết: Tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội trong những năm gần đây liên tục tăng và ở mức cao. Các số liệu nghiên cứu, phân tích thường được sử dụng từ nguồn quan trắc của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ. Việc WHO, một tổ chức chuyên về chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng ra một khuyến cáo và sử dụng nguồn số liệu đáng tin cậy và có trách nhiệm. Nguồn số liệu đó còn hạn chế vì ở mỗi thành phố chỉ có một điểm quan trắc nhưng cũng phản ánh được phần nào về mức độ ô nhiễm môi trường đô thị của chúng ta hiện nay.

Theo TS Lê Việt Phú (Trường đại học Fulbright) – tác giả đề tài nghiên cứu “Ước lượng thiệt hại sức khỏe và chi phí kinh tế của ô nhiễm không khí tại TP.HCM”, nồng độ ô nhiễm bụi trong không khí tăng rất nhanh, trung bình năm vượt ngưỡng cảnh báo của WHO tới 3 lần. Ô nhiễm không khí mang đến rủi ro về bệnh tật và tử vong cho người dân. Ước tính năm 2013 VN có đến 40.000 người tử vong có nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí. Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại về kinh tế, xét ở góc độ kinh tế cá nhân. Tổng số người chết do ô nhiễm không khí (2013) nếu quy ra con số thiệt hại về kinh tế tương đương từ 5 – 7% GDP. Nguồn gây ô nhiễm chính ở các đô thị là phương tiện giao thông. Chính vì vậy, nhà nước nên hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Muốn làm được điều này phải phát triển hệ thống giao thông công cộng cho thật tốt để phục vụ người dân. Bên cạnh đó giảm các ngành, dự án gây ô nhiễm cao, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Tình trạng ô nhiễm môi trường làm gia tăng các bệnh hô hấp

Hen phế quản là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lứa tuổi trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình trạng bệnh không được kiểm soát. Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn bùng phát nặng có thể gây tử vong ở bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với dị nguyên, ngay cả khi bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát.

Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì hen phế quản mỗi năm. Tỷ lệ mắc hen phế quản ước tính khoảng 6-8% ở người lớn và khoảng 10-12% ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc hen phế quản dao động từ 1,1% ở Đà Lạt cho tới cao nhất là 5,5% ở cư dân một số khu vực Hà Nội.

Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỷ lệ 5 nam/ 1 nữ), bên cạnh đó, hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật (60-80%), do vậy, thời gian từ khi được phát hiện đến khi tử vong ngắn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ dưới 15%.


Lao phổi hiện nay có tần xuất cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Lao có thể gây các tổn thương đa dạng ở đường hô hấp từ lao thanh quản xuống khí phế quản, nhu mô phổi, màng phổi. Nguy cơ các vi khuẩn lao kháng thuốc và lao đa kháng thuốc ngày một nhiều. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Trước thực tế trên, ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cho biết: UBND TP.Hà Nội đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan áp dụng ngay một số giải pháp nhằm giảm thiểu bụi tại khu vực này như ban hành đề án “Chống ồn, chống bụi”; đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030”; Xử lý các điểm đen về ô nhiễm môi trường… Xây dựng lộ trình thực hiện áp dụng khí thải mức 4, mức 5 (Euro 4, Euro 5) trên địa bàn Hà Nội. Đầu tư trang thiết bị đo nhanh khí thải từ phương tiện giao thông lưu thông trên đường để đánh giá nồng độ khí thải.

WHO khuyến cáo nên sử dụng các loại máy lọc không khí và hạn chế mở cửa, cửa sổ. Sử dụng khẩu trang mỗi khi phải hoạt động ngoài đường, đặc biệt khi chỉ số PM2.5 cao hơn 100.

                                          Khẩu trang y tế 4 lớp than hoạt tính