CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHO TRẺ NGAY TẠI NHÀ

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHO TRẺ NGAY TẠI NHÀ

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp là những yếu tố thuận lợi cho virút, vi khuẩn gây bệnh phát triển và đây cũng là lúc các bé rất dễ mắc phải bệnh viêm đường hô hấp trên. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp trên, các biểu hiện triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ ngay tại nhà để đảm bảo sức khỏe của trẻ tốt nhất. Để nắm rõ được những kiến thức trên các bạn có thể theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Bằng những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học, người ta thấy đa phần nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên là các virus. Ngoài ra chúng ta có thể gặp các nguyên nhân khác như vi khuẩn, nấm, bụi, khí độc. Có thể kể ra đây một số loại vi rút điển hình như: virus Rhino, Corona, Á cúm Parainfluenza, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV. Một số loại vi khuẩn cũng thường gặp trong bệnh viêm đường hô hấp trên là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm…

Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.

Trong trường hợp căn nguyên do vi khuẩn thì ít khi vi khuẩn gây bệnh một mình mà chúng thường được khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Tỷ lệ cao thuộc về liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Đây là vi khuẩn hàng đầu gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ một viêm họng thông thường.

2. Các biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Sốt: Sốt là biểu hiện đầu tiên của viêm đường hô hấp trên. Trẻ thường sốt cao thành cơn, thân nhiệt từ 39 độ C trở lên.

Sổ mũi và chảy nước mũi: Trẻ bị chảy dịch mũi, chảy nhiều. Dịch mũi trong, loãng, không có mủ và không có mùi. Trong dịch mũi chứa rất nhiều mầm bệnh, khi dịch mũi chảy ngược vào trong cơ thể, lan ra các bộ phận khác chính là nguyên nhân khiến bệnh viêm đường hô hấp trên chuyển sang đường hô hấp dưới.

Ho: Thật ra ho là một biểu hiện có lợi. Ho báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ. Triệu chứng ho về bản chất là để tống khứ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiểm soát triệu chứng này. Ho kéo dài sẽ làm trẻ bị mệt mỏi, nôn trớ, chán ăn.

Khó thở: Đây không phải triệu chứng đặc thù của viêm đường hô hấp trên, nó thường là triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới. Trẻ bị khó thở trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản. Đây là một biểu hiện nguy hiểm, trẻ hít mạnh và thở ra khò khè..

3. Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ

Khi trẻ có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám và dùng thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp trên theo chỉ định của bác sĩ.

Không cho trẻ ăn kiêng. Khi trẻ mắc bệnh cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Các triệu chứng của bệnh làm cho bé khó ăn, không muốn ăn..nhưng bố mẹ không nên chiều lòng con mà cần phải khéo léo chia nhỏ thành từng bữa ăn để trẻ vẫn nhận được chất dinh dưỡng cần thiết. Cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất sơ và vitamin.

Để chữa triệu chứng sốt: bé cần được trườm mát bằng khăn. Nếu trẻ sốt cao quá hoặc sau 2 ngày không thuyên giảm thì lúc đó mẹ có thể dùng những thuốc hạ sốt như: Panadol, Biviadol, Efferalgan, Tylenol…

Để chữa triệu chứng sổ mũi: Mẹ dùng nước muối chuyên dụng để nhỏ mũi, làm sạch mũi cho bé. Nên làm như vậy trước khi bé ăn, bé bú.

Để chữa triệu chứng ho: mẹ nên tìm hiểu một số phương pháp chữa ho cho bé tại nhà. Mẹ tham khảo thêm tại cách chữa ho cho bé bằng mật ong.

Khi bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè trong quá trình chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, mẹ cần đưa bé nhập viên ngay để được bác sĩ tư vấn về hướng điều trị tiếp theo.

4. Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ

Cần có giải pháp phòng bệnh cho bé ngay từ đầu và việc làm này cần làm thường xuyên khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa. Trước tiên, cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Cần vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ. Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người trẻ khiến bị ho, viêm họng.

Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Người tiếp xúc với bé cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô.

Khẩu trang y tế 3 lớp của Bảo Thạch dành riêng cho trẻ em.

Khi trẻ gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

Theo Gonhub.