Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp (ống phế quản là cơ quan dẫn khí vào phổi). Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhày đặc, có thể được đổi màu. Viêm phế quản có thể là bệnh cấp tính hoặc mãn tính.
Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng một vài ngày mà không ảnh hưởng lâu dài. Tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài và lặp lại có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản mạn tính. Và viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
- Ho
- Đường hô hấp xuất hiện nhiều đờm có thể đờm trắng hoặc vàng, xanh.
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Cơ thể có thể bị sốt hoặc sốt nhẹ.
- Tức ngực
- Với tình trạng viêm phế quản cấp: ho dai dẳng trong vài tuần sau khi hết viêm.
Đây là căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi . Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra bởi virut, vi khuẩn (trong đó tỷ lệ virut gây ra bệnh chiếm tới trên 90%). Gọi là viêm phế quản cấp bởi lớp niêm mạc trong ống phế quản bị viêm, sản sinh ra nhiều chất nhầy gây bít tắc phế quản- đường thở của người bệnh.
Bệnh hình thành do vô số nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu không điều trị ngay, điều trị dứt điểm thì nguy cơ bệnh tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm là rất lớn. Muốn biết viêm phế quản cấp có nguy hiểm không, người bệnh phải biết được những biến chứng do bệnh gây ra.
Tiến triển thành viêm phế quản mãn tính
Bệnh có thể dễ dàng tiến triển thành mãn tính nếu lơ là điều trị
Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh này, đặc biệt gặp ở trẻ nhỏ và người già. Đây là hai đối tượng mà sức đề kháng yếu, hoặc đã bị suy giảm, nếu mắc viêm phế quản cấp tính mà không chữa trị tích cực thì bệnh sẽ nhanh chóng trở thành mãn tính rất khó điều trị.Đặc biệt là với trẻ nhỏ, tình trạng viêm phế quản mãn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của các bé.
Tiến triển thành hen phế quản
Bệnh hen phế quản là kết quả của quá trình tiến triển từ bệnh viêm phế quản cấp, mà nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh chủ quan, lơ là trong quá trình điều trị. Với những biểu hiện phổ biến như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi, người bệnh thường nghĩ đó là phản ứng bình thường của cơ thể với thời tiết thay đổi.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng trên kéo dài, lẽ tất yếu bệnh sẽ ngày một nặng và trở thành biến chứng hen bất cứ lúc nào. Bệnh hen phế quản điều trị còn khó khăn và lâu dài gấp nhiều lần viêm phế quản cấp. Vì vậy, nếu không muốn phải sống chung với những cơn khó thở kéo đến thường xuyên, người đang mắc bệnh nên cố gắng điều trị dứt điểm ngay lập tức.
Tiến triển thành bệnh viêm phổi, chứng rối loạn phổi
Đây chính là một trong những câu trả lời xác đáng cho câu hỏi: viêm phế quản cấp có nguy hiểm không. Nếu không cố gắng, tích cực điều trị, thì không bệnh nào tự khỏi mà chỉ có trở nên nặng hơn mà thôi. Cách điều trị khá đơn giản, khả năng khỏi hoàn toàn là rất cao, chỉ trong thời gian ngắn nếu như người bệnh kiêng khem, điều trị tích cực. Song nếu như lơ là, chủ quan, lẽ tất yếu sẽ gặp các biến chứng, mà một trong số đó là biến chứng viêm phổi, rối loạn phổi cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Tiến triển thành bệnh áp xe phổi
Áp xe phổi có thể hiểu đơn giản là nhiễm trùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy, có thể có mủ. Chắc hẳn người bệnh sẽ rất lo lắng khi tìm đáp án cho câu hỏi viêm phế quản cấp có nguy hiểm không sau khi tìm hiểu biến chứng này. Bởi áp xe phổi có thể gây tử vong bởi khả năng hoạt tử dẫn đến nhiễm trùng ở phổi. Bệnh nhân nên đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp
Lời giải đáp cho câu hỏi viêm phế quản cấp có nguy hiểm không đã rõ. Như đã liệt kê các biến chứng ở trên, việc điều trị bệnh sẽ rất nhẹ nhàng và đơn giản, nhanh khỏi nếu như được điều trị tích cực và ngược lại, nếu chủ quan thì sẽ gặp những hậu quả khó lường, rất nguy hiểm. Do vậy, người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm phế quản?
Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Kháng sinh. Thuốc này không hoạt động tốt với bệnh viêm phế quản, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bạn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nếu khả năng kháng thuốc của bạn thấp;
- Thuốc ho. Nếu bạn ho quá nhiều, cổ họng và phế quản sẽ bị tổn thương. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải dùng thuốc ho;
- Các loại thuốc khác. Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (POD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít và các thuốc khác để giúp giảm viêm và mở các đường hẹp trong phổi.
- Nếu bị viêm phế quản mạn tính, bạn cần phải tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này sẽ giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phế quản?
Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh viêm phế quản gồm:
- Từ bỏ thuốc lá;
- Đeo khẩu trang, mặt nạ khi ở trong không khí ô nhiễm, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa;
- Sử dụng máy làm ẩm. Không khí ấm áp, ẩm ướt giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở.