Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ – LỰA CHỌN LOẠI KHẨU TRANG NÀO CHO BẢN THÂN ?

Để đối phó với tình trang ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay, biện pháp đầu tiên mà mỗi người dân có thể làm là trang bị 1 chiếc khẩu trang mỗi khi ra đường. Nhưng có phải loại khẩu trang nào cũng có tác dụng ngăn chặn khói bụi, chất ô nhiễm như nhau? Nếu sử dụng và vể sinh không đúng cách, khẩu trang còn có thể trở thành “túi bụi di động” gây hại, không còn khả năng bảo vệ con người khỏi ô nhiễm không khí.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, những đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí do Phó GS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài nguyên – Môi trường, người đã nghiên cứu chất lượng không khí trong suốt gần 10 năm qua báo động: Hiện nay, TP.HCM đang là một Bangkok (Thái Lan) của 20 năm trước.

Chỉ số nào cũng tăng cao

Sự gia tăng của nhiều phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí.

Khoảng 20 năm về trước, không khí ở thành phố Bangkok chứa đầy bụi, chì và các hóa chất độc hại. Bầu trời thì đầy khói đen từ các ống khói xe hơi, xe máy. Bây giờ chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy những hình ảnh trên ở hai thành phố lớn của Việt Nam là TP.HCM và Hà Nội. Chúng ta hiện nay, chính là tấm gương phản chiếu của Bangkok những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước.

Lý do dẫn đến tình trạng này là do nguồn phát thải ô nhiễm không khí chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng số lượng nguồn thải tăng lên không ngừng do sự gia tăng ồ ạt các phương tiện xe máy và sự ra đời ngày một nhiều của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Về chất lượng, hầu hết các nguồn thải không được kiểm soát để đạt được tiêu chuẩn phát thải như các loại phương tiện giao thông, chủ yếu là xe máy chưa được kiểm soát, chỉ có một số ít các cơ sở sản xuất công nghiệp có phát thải chất gây ô nhiễm không khí có lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.

Nồng độ các chất bụi, ozôn, nitơ, lưu huỳnh… đều tăng từ 1 đến gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2010. Các chỉ số khác như chì, benzen, tiếng ồn tại nhiều tuyến đường có đặt thiết bị quan trắc trên địa bàn thành phố cũng đang có dấu hiệu tăng lên so với một năm trước. Ngoài ra, nồng độ NO2 đo đạc được tại các trạm quan trắc cũng cho thấy chỉ số này cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.

Thủ phạm chính của tình trạng ô nhiễm hiện nay là giao thông và công nghiệp

Khẩu trang vải không thể lọc được bụi bẩn:

Khẩu trang vải loại 2-3 lớp đang được bày bán trên thị trường chỉ lọc được tối đa 20 – 30% bụi bẩn, khả năng lọc cơ học cũng có giới hạn vì cấu trúc vải không lọc bỏ được bụi bẩn nhỏ hơn 2 micrômet như bụi khói xe. Vì thế, khẩu trang vải không dùng để phòng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Hơn nữa, theo thời gian, khẩu trang sẽ mất dần khả năng bảo vệ người dùng. Chưa kể nhiều loại khẩu trang giá rẻ may bằng vải vụn công nghiệp (có giá từ 5.000 – 10.000 đồng/cái hoặc 10.000 đồng/3 cái) chứa nhiều tạp chất, thuốc tẩy nhuộm màu vải không tốt cho sức khỏe.

Những tiêu chí của một chiếc khẩu trang an toàn:

Bác sĩ Richard Saint Cyr, làm việc tại Tổ chức Y tế Gia đình Bắc Kinh cho biết, có 4 yếu tố quyết định đến tác dụng của một chiếc khẩu trang: chất liệu, độ ôm với gương mặt, độ thông thoáng và tính thẩm mĩ.

Chất liệu:

Chất liệu các lớp sẽ quyết định khả năng lọc các vật chất nhỏ đến kích thước như thế nào của khẩu trang. Thông thường khẩu trang y tế sẽ được làm từ 2 lớp vải không dệt, 1 lớp vải lọc (với khẩu trang 3 lớp) hoặc thêm 1 lớp vải cacbon hoạt tính (với khẩu trang 4 lớp).

Khẩu trang y tế than hoạt tính 4 lớp gồm: 2 lớp vải không dệt ở ngoài, 1 lớp vải lọc và 1 lớp than hoạt tính ở giữa.

Độ ôm sát mặt:

Benjamin Barrett – giáo sư Khoa học Chất lượng Không khí tại King’s College, London, Anh Quốc, tư vấn trên CNN, độ vừa vặn với khuôn mặt là tiêu chí quan trọng bậc nhất của một chiếc khẩu trang, quyết định xem không khí bẩn có thể “nghiễm nhiên” lọt vào phía trong mà không đi qua màng lọc hay không.

Bác sĩ Saint Cyr cũng khẳng định, phần lớn các loại khẩu trang được bán trong các cửa hàng tiện lợi không đạt tiêu chuẩn ôm sát khuôn mặt. “Một điều đáng lo lắng là, mọi người đeo chúng, đi lại khắp mọi nơi với niềm tin rằng mình đang được bảo vệ”.

                                   Các nếp gấp giúp ôm sát mặt tốt hơn.

Độ thoáng và tính thẩm mĩ:

Ngoài ra, hai yếu tố khác quyết định đến việc người dùng có sẵn lòng đeo khẩu trang hay không chính là độ thoáng của khẩu trang và tính thẩm mĩ của nó.

Nếu một chiếc khẩu trang bí bách, không khí khó lòng lọt qua thì việc thở của người dùng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những người vận động ngoài trời, hệ hô hấp hoạt động mạnh.

Và khẩu trang nên có thêm tính thẫm mĩ, có nhiều màu sắc, phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng người. Tuy nhiên các màu sắc này cũng phải là màu an toàn, chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như không cản trợ khả năng lọc bụi bẩn, vi khuẩn,…

                                                Khẩu trang với nhiều màu sắc để tăng tính thẩm mĩ.

Tóm lại, người tiêu dùng nên lựa chọn kĩ càng các loại khẩu trang phù hợp với đặc thù công việc, môi trường sống và sở thích của bản thân để bảo vệ tốt sực khỏe cho chính mình cũng như nhửng người thân trong gia đình, bạn bè