ĂN GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM LÚC GIAO MÙA ?

Giao mùa là khoảng thời gian mà chúng ta dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi và làm giảm hiệu suất làm việc. Dưới đây là gợi ý những thực phẩm phòng bệnh cảm cúm dành cho bạn.

Tại sao thời tiết giao mùa khiến cơ thể dễ mắc bệnh cảm cúm?

 

Mùa hè thời tiết oi bức, không khí nóng kèm độ ẩm khá cao tuy nhiên khi chuyển sang mùa thu thì tiết trời hơi lạnh về sáng và đêm, đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn virus, vi nấm gây bệnh phát triển như: virus Rhino, Corona, Á cúm Para influenza, Adeno, virus hợp bào RSV, vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Streptoccocus Pyogenes, Staphilococcus aureus, Pneumococcus, Corynebacterium… Thời điểm này nếu không chăm sóc sức khỏe thật tốt chúng ta rất dễ bị nhiễm bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm

 

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 500 triệu – 1,5 tỉ người có thể mắc bệnh cúm, trong đó 3-5 triệu trường hợp cúm nặng và khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong trên khắp thế giới. Trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính là những đối tượng dễ bị biến chứng nhiều nhất khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Những thực phẩm giúp phòng bệnh cảm cúm hiệu quả

Mật ong

 

Mật ong không chỉ là nguyên liệu ‘vàng’ trong làm đẹp mà còn được mệnh danh là ‘thần dược’ chữa nhiều bệnh cho cơ thể. Chất chống oxy hóa trong mật ong là lực đẩy hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch rất tốt, giúp phòng ngừa được bệnh cảm cúm khi thời tiết chuyển mùa. Hằng ngày, vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy nên pha ngay 1 ly nước mật ong để uống sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Rau xanh

 

Vitamin C, chất xơ và hàm lượng folate có trong rau cải xanh đều là những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với cơ thể và đặc biệt là có tác dụng rất lớn trong việc phòng bệnh cảm cúm. Bạn nên bổ sung các loại rau xanh vào thực đơn hàng ngày của gia đình để phòng tránh được bệnh cảm cúm khi giao mùa.

Gừng tươi và tỏi

 

Gừng và tỏi là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên ít ai biết rằng, tỏi và gừng có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả. Trong tỏi có chứa allicin- một trong ba hoạt chất quan trọng được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin, có khả năng làm bớt ho, dễ thở và không bị nghẹt mũi. Gừng tươi lại chứa nhiều gingerol nên đều giúp cơ thể chống lại được bệnh cảm cúm.

Khoai tây

 

Khoai tây chứa nhiều vitamin C, Kali, chất xơ,…những chất này giúp chống lại các tác nhân gây nên bệnh cảm cúm cho cơ thể. Ngoài ra, khi chế biến khoai tây bạn cần chú ý không nên ngâm khoai tây quá lâu trong nước vì sẽ làm mất đi lượng vitamin đáng kể. Lớp vỏ khoai tây chính là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những khoáng chất giúp ngăn chặn bệnh cảm cúm hiệu quả. Để giúp cơ thể bổ sung kẽm có thể ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: tôm, cua, hàu, thịt gà, heo, trứng, khoai lang, củ cải, các loại hạt,…

Trái cây cam, quýt, bưởi

 

Trái cây họ nhà cam, bưởi luôn chứa nguồn vitamin C dồi dào và đặc biệt tốt đối với cơ thể của chúng ta. Việc bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước ép từ những loại trái cây này sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng cường thể lực, hình thành kháng thể và hạn chế được bệnh cảm cúm. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm những loại hoa quả giàu vitamin C như: kiwi, dâu tây, táo,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn không nên ăn hoặc uống những loại nước ép này, đó là khi đang sử dụng thuốc chống sốt, an thần hay cao huyết áp vì có thể gây nên ngộ độc cho cơ thể nhé!

Ngoài ra, chúng ta nên chủ động phòng chống cảm cúm thời tiết lúc giao mùa bằng cách sử dụng khẩu trang y tế để có thể bảo vệ ta khỏi những tác nhân như khói bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm để bảo vệ đường hô hấp của bản thân.

Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe tốt trong thời tiết giao mùa lúc này.