Cúm là bệnh phổ biến ở người. Nguyên nhân gây cúm rất đa dạng, bệnh cúm ở người được chia thành ba nhóm chính gồm cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó chủng cúm A là nguyên nhân gây cúm phổ biến nhất.
Những nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam, thường không có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh này, chúng ta hay bỏ qua những triệu chứng và để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, cúm A vẫn có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời những triệu chứng nặng của bệnh. Vậy khi bị cúm phải điều trị như nào? Cùng Bác sĩ Trương Minh Quang (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Điều trị cúm A đúng cách
Bệnh cúm A với những triệu chứng như ho, sổ mũi. hắt hơi, sốt mà chúng ta thường hay gọi là cảm cúm có nguyên nhân bắt nguồn từ virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp. Virus cúm A có khả năng lây nhiễm rất cao thành vùng dịch, thậm chí có thể trong phạm vi một quốc gia hoặc nhiều nước trên thế giới. Dịch cúm A/H1N1 năm 2009 là một mình chứng cho sự lây lan mạnh mẽ của virus cúm A. Tại thời điểm này, trên 160 quốc gia với hàng trăm nghìn người bị nhiễm cúm.
Đối với đa phần những người khỏe mạnh có hệ miễn dịch bình thường sẽ khỏi bệnh trong thời gian từ vài ba ngày tới một tuần. Tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai, cúm A sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Cúm A không có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu là theo dõi và hạn chế những triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị cho mình bằng những cách sau:
- Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm trong phòng điều hòa vì máy lạnh sẽ khiến bệnh cúm nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khách như ho, sốt.
- Chế độ dinh dưỡng với đồ ăn dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng người bệnh
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như dùng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên đối với những người bị loét dạ dày, tá tràng không được uống vitamin C, APC và Aspirin.
- Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không dùng chung những đồ dùng sinh hoạt như chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt với mọi người trong gia đình. Trong trường hợp phải ra ngoài cần phải có những biện pháp phòng lây bệnh cho người khác như đeo khẩu trang y tế, khi sổ nũi, hắt hơi phải dùng khăn giấy để tránh tiết dịch có chứa virus trong cơ thể bám vào vật dụng và những người xung quanh.
- Đặc biệt chú ý đến những triệu chứng của bệnh, trường hợp sốt sau 7 ngày mà vẫn không khỏi hoặc có những biểu hiện nặng như ho, sổ mũi, hắt hơi ra tiết dịch có màu sậm, đặc, có chứa máu, cần đến ngay những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp những biến chứng nguy hiểm của cúm A. Lúc này có thể đã bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến suy hô hấp, nhiều trường hợp đã tử vong do các chủng cúm A.