Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đất nước ta này càng cao, đi kèm theo đó là các vấn đề về ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường càng gia tăng 1 cách chóng mặt. Trong năm vừa qua, theo công bố của các tổ chức thế giới, Hà Nội đã lọt vào top các nguy cơ nhóm các thành phố có mức độ ô nhiễm nhất trên thế giới, ngang với Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đây là một trong những nội dung của bức thư Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới gửi cho nhân viên của mình ở Hà Nội. Bức thư cảnh báo: Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ).
Liên tục vượt ngưỡng
Khuyến cáo của WHO dựa vào số liệu từ trạm quan trắc môi trường tại trụ sở Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Từ năm 2016, những số liệu quan trắc này được Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) theo dõi và phân tích.
Kết quả phân tích cho thấy: Trong quý 1/2017, tại Hà Nội có 37 ngày nồng độ bụi siêu mịn (PM2.5, loại bụi trôi nổi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet nên dễ xâm nhập vào túi phổi – NV) cao hơn so với mức 50 µg/m3 – Quy chuẩn quốc gia Việt Nam. Còn nếu so với mức 25 µg/m3 theo khuyến cáo của WHO, thì số ngày không khí Hà Nội vượt chuẩn đến 78/90 ngày. Đáng chú ý, có ngày trong giai đoạn này nồng độ PM2.5 vượt chuẩn WHO đến 10 lần.
Không chỉ Hà Nội, TP.HCM đang có nguy cơ gia tăng ô nhiễm không khí. Trong quý 1/2017, có 6 ngày vượt Quy chuẩn quốc gia, tương ứng 78 ngày vượt chuẩn WHO; Mức AQI (chỉ số chất lượng không khí) trung bình quý tăng từ 91,2 lên 100,8; tương ứng nồng độ bụi PM2.5 trung bình tăng từ 30,72 lên 35,8 µg/m3. Còn trong quý 3/2017, có 1 ngày vượt Quy chuẩn quốc gia và 39 ngày vượt chuẩn WHO. Nếu phân tích dữ liệu theo giờ, có 87 giờ có nồng độ PM2.5 vượt quá Quy chuẩn Việt Nam và 810 giờ đối với chuẩn WHO. Tại TP.HCM, chất lượng không khí trong quý 3/2017 không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước. Số giờ trong nhóm không tốt cho sức khỏe là 13,6% so với 14,8% trong cùng kỳ năm 2016.
Ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cũng thừa nhận: Vào giờ cao điểm, tại một số tuyến đường vành đai và tại khu vực đang có các công trình xây dựng thì nồng độ bụi tổng, bụi PM10 và bụi PM2.5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bụi, khí độc vượt chuẩn
Kết quả phân tích mới nhất cho thấy trong quý 3/2017, chất lượng không khí ở Hà Nội có cải thiện rõ rệt. Số giờ trong nhóm tốt cho sức khỏe đạt 77%, cao hơn nhiều so với 42% trong quý 3/2016. Số giờ trong nhóm không tốt cho sức khỏe năm 2017 là 22%, giảm mạnh so với tỷ lệ 58% cùng kỳ năm 2016.
Nhìn vào các con số trên có thể thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.HCM đang được cải thiện. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này không hoàn toàn đúng bởi nguyên nhân số ngày ô nhiễm vượt chuẩn giảm là do tác động thời tiết. Cụ thể, mưa bão làm cho không khí được nước mưa “tẩy rửa” một phần đáng kể. Năm 2016, Việt Nam bị tác động của hiện tượng El Nino nên mưa ít, trong khi đó năm 2017 lượng và diện mưa cao hơn rất nhiều.
TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), nhận định: Chất lượng không khí ở TP.Hà Nội chỉ đạt được mức tốt tại một số địa điểm nhất định và những ngày mưa, sau cơn mưa. Trong khi đó, số ngày có chất lượng không khí ở mức trung bình và kém chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng gần 50 – 60%. Số ngày chất lượng không khí xấu và nguy hại chưa chiếm tỷ lệ cao nhưng xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
“Tại Hội nghị Lagos ở Thụy Sĩ năm 2016, Việt Nam đứng thứ 10 về ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở TP.Hà Nội là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng đến nay, chưa thấy dấu hiệu khắc phục, hay chí ít là giảm mức độ. Không khí ở Hà Nội chưa đến mức như Bắc Kinh, nhưng các chỉ số ô nhiễm ngày càng tăng”, TS Tùng nói.
Thực tế từ ngày 10.4, TP.HCM công bố thông tin môi trường trên bảng điện tử tại các chốt giao thông chính. Trong đợt này, thành phố cũng công bố các chỉ số môi trường. Theo đó, có đến 20 khu vực có chỉ số vượt Quy chuẩn Việt Nam. Các khu vực bị ô nhiễm không khí, tiếng ồn nặng như: ngã tư An Sương, vòng xoay Điện Biên Phủ, Hàng Xanh, ngã sáu Gò Vấp…
(Theo Thanhnienvn)
Sử dụng khẩu trang y tế như 1 cách để tự bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí
Vì hiện nay, bản thân mỗi người hàng ngày đều phải tiếp xúc trực tiếp với hàng trăm loại khói bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm từ việc di chuyển khi đi làm, đi học nên sử dụng khẩu trang y tế có màng lọc khói bụi là 1 cách chủ động để giúp bản thân mỗi người tự bảo vệ bản thân khỏi những tác hại của khói bụi, hóa chất ô nhiễm.
Khẩu trang 3 lớp tiệt trùng:
Đặc điểm:
- Khẩu trang được đóng gói 1 cái/gói, vô trùng
- Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
- Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
- 2 lớp vải không dệt và 1 lớp vải lọc ngăn chặn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
- Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
- Thích hợp sử dụng một lần.
Tính năng:
- Khẩu trang tiệt trùng được dùng bởi các chuyên gia, bác sĩ trong phòng mổ hoặc bởi y tá khi trong sóc bệnh nhân.