BÁO ĐỘNG: MỘT NGƯỜI ĐÃ TỬ VONG VÌ DỊCH CÚM H1N1 !!!

Chủ quan là mất mạng

  

Sáng 9-6, thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho hay trên địa bàn TP vừa có 1 ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Bệnh nhân là một phụ nữ tên H. (26 tuổi, tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), thể trạng béo phì, bị cúm và tự điều trị 5 ngày trước đó. Ngày 30-5, chị H. được đưa vào Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng. Đến chiều cùng ngày, chị được chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và tử vong sau đó. Kết quả xét nghiệm của BV Bệnh Nhiệt đới TP xác định chị H. nhiễm cúm A/H1N1.

Trong khi đó, BV Chợ Rẫy cũng đang điều trị cho một người đàn ông (48 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) hành nghề lái xe cũng bị nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được chuyển đến từ BV quận Thủ Đức vào ngày 5-6 trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng. Sau các xét nghiệm, bệnh nhân được xác nhận đã nhiễm cúm A/H1N1 và đang diễn tiến theo chiều hướng nặng, được cách ly, tiên lượng dè dặt và có thể sẽ phải thực hiện chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO).

Báo Người Lao Động ngày 9-6-2018

Theo người nhà bệnh nhân, trước đó vài ngày, bệnh nhân đã chở một đoàn khách du lịch đi Đà Nẵng. Trên chuyến xe đó có một hành khách bị cảm cúm. Sau khi về nhà, bệnh nhân bị sốt cao, đau nhức cơ thể và được đưa vào BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Song diễn tiến bệnh ngày càng nặng, khó thở nên được chuyển vào BV Quận Thủ Đức với các triệu chứng nặng đi kèm như sốt, ho, khó thở, suy hô hấp, viêm phổi nặng nên được chuyển viện.

Kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy cả hai trường hợp nhiễm cúm trên xảy ra trên đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng cao (béo phì, tiểu đường), không có mối liên hệ dịch tễ với nhau, nguồn lây từ cộng đồng, không phải từ bệnh viện.

Virut tồn tại khá mạnh mẽ ngoài môi trường

 

Cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân, nhưng khác với cúm mùa thông thường chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Virus cúm A H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang…; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được năm phút trong lòng bàn tay. Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến bốn ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virus.

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

Dấu hiệu nhận biết ban đầu

 

Triệu chứng bệnh cúm A H1N1 giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp X quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong.

Cúm A H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm chứ không thể tự phỏng đoán.

Cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm bệnh?

Khi nghi ngờ bị cúm A H1N1, người bệnh nên ở nhà, tránh tiếp xúc với người khác và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được làm xét nghiệm.

Để kiểm tra, bệnh nhân sẽ được làm phết mũi họng, các bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển đến các phòng xét nghiệm của các bệnh viện như BV Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2. Những bệnh viện này đều có khả năng thực hiện kỹ thuật PCR tìm ra virus gây cúm này.

Phòng tránh nhiễm cúm A H1N1

Một số biện pháp cần lưu ý để thực hiện:

  1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
  2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
  3. Mỗi người nên tự theo dõi sức khỏe hằng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
  4. Tránh tiếp xúc với người mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.
  5. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
  6. Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Sử dụng khẩu trang y tế – phương pháp chủ động để phòng dịch H1N1

Virut H1N1 tồn tại khá lâu trong không khí với khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Vì vậy, mọi người nên tự chủ động phòng dịch ngay từ trong cuộc sống bằng cách sử dụng khẩu trang y tế khi đi ngoài đường, trong môi trường đông người hoặc khi tiếp xúc với người bệnh hay người có nguy cơ bị nhiễm bị,..

Khẩu trang y tế 3 lớp:

Đặc điểm:

  • Khẩu trang được đóng gói 50 cái/hộp.
  • Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
  • Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
  • 2 lớp vải không dệt và 1 lớp vải lọc ngăn chặn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
  • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
  • Thích hợp sử dụng một lần.

Tính năng:

  • Khẩu trang tiệt trùng được dùng bởi các chuyên gia, bác sĩ trong phòng mổ hoặc bởi y tá khi trong sóc bệnh nhân.

Khẩu trang y tế 4 lớp có than hoạt tính:

Đặc điểm:

  • Khẩu trang được đóng gói 50 cái/ hộp.
  • Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
  • Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
  • 2 lớp vải không dệt, 1 lớp than hoạt tính ở giữa giúp hấp 1 lớp vải lọc ngăn chặn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
  • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
  • Thích hợp sử dụng một lần.

Tính năng:

  • Khẩu trang tiệt trùng được dùng bởi các chuyên gia, bác sĩ trong phòng mổ hoặc bởi y tá khi trong sóc bệnh nhân.