BỆNH CÚM MÙA

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính xuất hiện quanh năm và nhiều hơn khi thời tiết chuyển sang giao mùa đông-xuân.

Bệnh dễ mắc khi thời tiết chuyển mùa

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

Hiện nay tại  Ấn Độ, Bộ Y tế nước này thông báo, từ tháng 12/2014 đến4/3/2015, tại Ấn Độ đã ghi nhận 22.240 trường hợp mắc cúm H1N1, trong đó có 1.198 trường hợp tử vong. Dịch cúm đã được ghi nhận xảy ra tại 13 bang của tại Ấn Độ, trong đó hai bang có số trường hợp mắc/chết nhiều nhất là Gujarat (4.904/292) và Rajasthan (5.782/286).Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250-500 nghìn người tử vong.

Theo ước tính của WHO, cúm mùa  bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong.

Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm và nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Bệnh ghi nhận quanh năm và nhiều hơn vào mùa đông-xuân.

 Bệnh cúm mùa là gì? Biểu hiện ra sao ?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Ở nước ta, các virut gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, nguy hiểm…
Sau khi bị nhiễm virut cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39-400C kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi. Hoặc có thể kèm theo các biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho… Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Nguyên tắc điểu trị:

– Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ vi rút trong vài ngày. Kháng sinh như penicillin không có tác dụng diệt vi rút. Trong nhiều năm qua, 4 loại thuốc điều trị cúm đã được sử dụng. Các thuốc này ngăn sự nhân lên của vi rút cúm. Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong 2 ngày đầu của bệnh, những thuốc này có thể  phòng được nhiễm bệnh hay giảm số ngày bị bệnh.
– Mặc dù amantadine và rimantadine được sử dụng trong nhiều năm qua, tương đối rẻ, có hiệu quả trong điều trị cúm A nhưng chúng thường gây nên tác dụng phụ ở người già sử dụng liều cao và có xu hướng dẫn đến kháng thuốc. Amantadine gây phản ứng phụ ở hệ thần kinh trung ương trong số 5-10% người uống thuốc. Phản ứng phụ có thể nặng hơn ở những người già hoặc những người bị suy thận. Những thuốc mới ức chế men neuraminidase như zanamivir and oseltamivir, có ít tác dụng phụ hơn và ít dẫn đến kháng thuốc hơn. Tuy nhiên, các thuốc này đắt hơn và không phổ biến ở nhiều nước. Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.

Phòng bệnh:

Các biện pháp phòng bệnh chung

  • Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
  • Tăng cường rửa tay
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
  • Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Phòng lây nhiễm từ người bệnh

  • Cách ly người bệnh ở buồng riêng
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh

Phòng cho nhân viên y tế

  • Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
  • Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng, mặt nạ che mặt…phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
  • Giám sát: Lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
  • Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh

Tiêm phòng vắc xin cúm

  • Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
  • Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng là:
  • Nhân viên y tế
  • Trè từ 6 tháng đến 8 tuổi
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi.

 Dự phòng bằng thuốc

  • Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
  • Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày

(Nguồn: vncdc.gov.vn ; benhviennhitrunguong.org.vn)

Sử dụng khẩu trang y tế để phòng chống cúm.