BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CÓ LÂY KHÔNG ? CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Viêm phế quản là một căn bệnh khá phổ biến và chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc liệu viêm phế quản có lây không và cách phòng bệnh như thế nào. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm tại niêm mạc của các phế quản, viêm phế quản được chia thành 2 dạng viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường do bị nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm lạnh hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm.Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn, viêm niêm mạc phế quản bị kích thích thường xuyên, ho dai dẳng và kéo dài thường do hút thuốc lá gây ra.

Bệnh viêm phế quản có lây không?

 

Khi bị bệnh viêm phế quản cấp, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn tiến nhanh chóng sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói amoniac, khói acid ở nồng độ cao. Hoặc cũng có thể diễn ra âm thầm nhẹ nhàng hơn với trường hợp sau tiếp xúc với siêu vi. Viêm phế quản cấp thường gặp nhất là viêm phế quản do nhiễm siêu vi. Các giai đoạn của viêm phế quản bao gồm:

   + Giai đoạn ủ bệnh: sau khi tiếp xúc với những giọt nước bắn ra từ người bị nhiễm siêu vi hô hấp, bệnh nhận sẽ có thởi gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, trong giai đoạn này, bệnh nhân không có bất cứ một triệu chứng gì.

   + Giai đoạn viêm long hô hấp trên: người bệnh có các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng; có triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi. Vào giai đoạn này bệnh nhân sẽ thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và vì thế có thể làm cho người khác bị lây nếu có tiếp xúc lân cận.

   + Giai đoạn viêm phế quản cấp: bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó là ho có đờm, đờm có thể màu trắng hoặc đục, màu vàng, xanh, nhiều trường hợp có thể ho ra máu do ho quá nhiều, người bệnh thấy đau rát sau xương ức đặc biệt tăng lên mỗi khi ho.

   + Giai đoạn phục hồi : các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân thuyên giảm dần và phục hồi trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày trong hầu hết các trường hợp.

Như vậy nếu hỏi viêm phế quản có lây không? Thì câu trả lời là có nếu như bạn có tiếp xúc lân cận với người bệnh trong giai đoạn viêm long hô hấp trên do lây siêu vi từ người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng chống căn bệnh này?

Cách phòng bệnh viêm phế quản.

   – Cố gắng tránh tiếp xúc với những người bị cúm hoặc bị cảm lạnh nhằm tránh bị lây virus có thể dẫn tới viêm phế quản. Tránh ở những nơi ở đông người trong mùa cúm.

   – Hạn chế hút thuốc là tránh tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc lá có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm viêm phế quản mãn tính và bệnh khí phế thũng.

  

– Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Có nhiều trường hợp mắc bệnh viêm phế quản cấp do bị cúm. Vì thế, thuốc ngừa chủng cúm hàng năm có thể giúp bạn tránh không bị cúm từ đó giảm nguy cơ mắc viêm phế quản cấp.

   – Hãy tham khảo bác sỹ về mũi tiêm phòng bệnh viêm phổi. Với người cao tuổi trên 60 tuổi hoặc người bị mắc các bệnh như bệnh tim, tiểu đường, bệnh khí phế thũng cần xem xét tới việc tiêm phòng bệnh viêm phổi. Ngoài ra, có một loại thuốc là Prevnar có thể giúp bảo vệ trẻ em chống lại viêm phổi. Đây là khuyến cáo cho tất cả trẻ bị ho dưới 2 tuổi, và từ 2-5 tuổi có nguy cơ bị bệnh phế cầu khuẩn, thiếu hệ miễn dịch, …

   – Chú ý sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài. Việc đeo khẩu trang giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm virus khi ở gần những người khác, những người bị bị ho, hắt hơi.

          Sử dụng khẩu trang giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm virus khi ở gần những người khác

 

   – Thường xuyên rửa tay sạch với nước rửa tay để giảm cơ bị nhiễm siêu vi. Tập cho mình thói quen rửa tay thường xuyên với nước rửa tay và không chạm vào bên trong mũi hay chà mắt.