Nhiều bà mẹ thích mua cho con vài cái gối đẹp, tuy nhiên hành động này theo tôi: lợi bất cập hại.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gối cho trẻ sơ sinh, đắt có, rẻ có, mẫu mã thì vô cùng phong phú và đa đạng. Chính sự đáng yêu của những chiếc gối đã khiến không ít bà mẹ không thể kiềm lòng mà mua cho con. Ở quê, nếu không nằm gối bông, nhiều gia đình lại thường dùng gối làm bằng hạt đỗ, kê, đậu xanh…để con nằm với mục đích “thoáng đầu”. Tôi đã từng gặp không ít trường hợp trẻ sơ sinh bị chấn thương da đầu chỉ do ngủ gối. Có một thực tế là: nhiều bà nhiều mẹ thích mua cho những đứa trẻ mới chào đời vài cái gối đẹp, tuy nhiên hành động này theo tôi: lợi bất cập hại.
Biến dạng hộp sọ
Tốc độ tăng trưởng của đầu em bé trong vài tháng đầu sau sinh đạt mức nhanh nhất trong toàn bộ thời gian sống. Một em bé khi sinh ra chu vi đầu chỉ khoảng 34cm. Vậy nhưng khi đến năm 1 tuổi, con số ấy đã tăng lên là 46cm, 2 tuổi đạt 48cm và những năm sau đó tăng trưởng rất chậm. Chu vi đầu tăng trưởng nhanh cũng đồng nghĩa với việc hộp sọ to ra. Nếu cho trẻ nằm gối, đầu của bé sẽ gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng, đối xứng. Hộp sọ trẻ sơ sinh khi đó còn mềm, các khớp xương chưa khép kín, nếu bị gối chèn ép và ít thay đổi tư thế khi ngủ sẽ dễ dẫn đến biến dạng hộp sọ.
Đầu, cổ và lưng của trẻ sơ sinh cần làm thành một đường thẳng
Các bà mẹ phải nhớ rằng trong ít nhất 3 tháng đầu sau sinh, trẻ không cần bằng nằm gối. Xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng chứ chưa cong như khi lớn. Tức là đầu, cổ và lưng phải làm thành một đường thẳng với nhau. Do đó nếu kê đầu cao lên tức là bắt trẻ phải ngoẹo cổ khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến trẻ khó hô hấp và nuốt thức ăn. Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng thì vẫn không cần gối.
Nguy cơ đột tử
Các chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ gối là rất cao. Trẻ nhỏ khi ngủ thường không có ý thức tự kiểm soát bản thân. Tung chăn ra giữa đêm nhưng lạnh không biết kêu và úp mặt vào gối ngủ, ngạt cũng không biết báo. Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng vì trẻ tuổi lật lẫy ngủ đêm bị ngạt do úp mặt vào gối.
Chính vì những nguy cơ trên, các bác sĩ cho biết, bố mẹ nên chờ đến khi con tròn 2 tuổi mới nên bắt đầu cho trẻ nằm gối. Trước đó, giải pháp của riêng cá nhân tôi, cũng là một gợi ý cho nhiều mẹ tham khảo, đó là ta có thể lựa chọn một chiếc khăn xô 4 lớp loại to, mềm, gấp làm 4 để lót đầu bé là ổn.
Khăn em bé chất lượng cao của công ty TBYT Bảo Thạch
Chất liệu sợi bông: Chất liệu sơi bông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất liệu khăn tắm và làn da của trẻ sơ sinh nên những loại khăn mềm mại hay cao cấp thì thường dùng loại sợi bông Ai Cập hoặc bông từ Bắc Mỹ hay loại bông pima, bông từ Phi Châu. Khăn bông được làm từ sợi cotton hữu cơ với độ mềm mại cao, cảm giác sang trọng mà lại thân thiện môi trường cũng thích hợp với làn da của trẻ.
Màu sắc: khăn có màu sắc trắng đơn thuần, vừa an toàn, tránh độc hại, lại càng dễ nhìn khi khăn bị dính vết bẩn để có thể kiểm soát được độ sạch sẽ của khăn.
Viền may: quan sát các đường viền may ở viền và chỉ lựa chọn những chiếc khăn có viền may khít với nhau. Như vậy, khi sử dụng lâu dài các đường chỉ sẽ không bị xô lệch và khăn sẽ không dễ bị rách.
Số lớp: Loại 4 lớp sẽ bền và không gặp tình trạng xổ lông như loại 2 lớp, 4 lớp cũng sẽ giúp khăn mềm mại hơn khi tiếp xúc với làn da nhạy cảm của em bé.
Chúc các mẹ nuôi con khoẻ!