KHẨU TRANG Y TẾ CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC BAO LÂU ?

KHẨU TRANG Y TẾ CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC BAO LÂU ?

Trước tình hình ô nhiễm không khí hiện nay, mầm bệnh luôn tìm tàng xung quanh chúng ta hầu hết mọi người đều đã ý thức được việc nên có biện pháp để phòng tránh cho chính bản thân mình và những người xung quanh. Ngoài việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ để đảm bảo sức khoẻ bên trong chúng ta thì việc sử dụng khẩu trang y tế để ngăn mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài là hết sức cần thiết.

Với tốc độ ô nhiễm đô thị ngày càng cao như hiện nay, việc sử dụng khẩu trang khi đi ra đường đã trở thành thói quen đối với mọi người. Không những giúp chống lại các loại bụi bẩn và vi khuẩn, khẩu trang còn vô cùng hữu ích trong những ngày gió. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường mắc phải những lỗi sai cơ bản khi sử dụng khẩu trang khiến khẩu trang trở thành vật “lợi thì cũng lợi, mà hại cũng vô cùng”

Công dụng của khẩu trang y tế

Khẩu trang được biết đến như một loại mặt nạ bảo vệ thường sử dụng để che vùng mặt (chủ yếu là mũi, miệng) nhằm ngăn ngừa, bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm trong không khí. Nhìn chung, khẩu trang có ba tác dụng chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất (kể cả khói thải từ các phương tiện giao thông) và ngăn vi sinh vật.

Bên cạnh đó, một tác dụng đáng kể của khẩu trang trong mùa đông là chống rét và hơi lạnh xâm nhập khoang mũi, họng, giúp đề phòng một số loại bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Lời khuyên cho bạn khi sử dụng khẩu trang y tế tái sử dụng và kém chất lượng

Khẩu trang y tế thường có mặt trắng có lớp vải bên trong để bảo vệ da mặt, nhiều người lầm tưởng vì còn sạch nhưng không hề biết bên trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra bệnh, không chịu đổi khẩu trang khác mà dùng liên tục chính là tác nhân gây ra tạo hậu quả khuôn mặt mụn cho bạn không tự tin hơn khi giao tiếp.

Bạn không nên ham giá rẻ mà mua nhầm khẩu trang kém chất lượng vì triệu chứng sử dụng khẩu trang y tế giả và khẩu trang y tế giặt đi rồi dùng lại hầu hết khiến người tiêu dùng bị dị ứng gây khó chịu , nổi mẩn đỏ trên da mặt, nặng hơn có thể bị các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.

Hiện nay ra thị trường rất nhiều loại hình dạng khác nhau đủ màu, vì mê cái đẹp mà ít người lầm tưởng được hậu quả của khẩu trang y tế khi mắc bệnh, không rõ nguồn gốc sản xuất không có thương hiệu khi tái sử dụng lại sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng.

Nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn khẩu trang, không tham vì giá rẻ mà kết cục lại rước họa vào thân, đa số khẩu trang rẻ tiền được làm từ bằng giấy người dùng khó phân biệt được. Chính vì thế mà người dùng toàn bị mắc nhiều bệnh từ việc dùng khẩu trang chất lượng kém.

Vậy khẩu trang y tế bạn dùng được bao lâu ?

Khuyến khích mọi người khi sử dụng khẩu trang y tế, không nên đeo lâu quá 8 tiếng, nên mang theo dự phòng khẩu trang y tế thường xuyên, cần mang khẩu trang y tế dùng xong rồi bỏ không được đem về giặt rồi tái sử dụng. Như vậy các đặc tính trong khẩu trang sẽ biến mất, thay vào đó bạn mang một số căn bệnh trong người..

Không nên đeo khẩu trang chỉ để che miệng rồi thỉnh thoảng kéo xuống cằm, sẽ khiến khẩu trang mất tác dụng, nhanh dão và mau hỏng.

Một số người có thói quen đeo khẩu trang y tế phía trong và khẩu trang vải ra phía ngoài cần lưu ý: Khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần. Hai mặt giống nhau của khẩu trang y tế rất dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ mặt bên ngoài trực tiếp tiếp xúc vào mặt , nhẹ thì gây ra các bệnh ngoài da, nặng hơn có thể là các bệnh truyền nhiễm trong không khí.

Khẩu trang 3 lớp tiệt trùng:

   Đặc điểm:

  • Khẩu trang được đóng gói 1 cái/gói, vô trùng
    • Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
    • Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
    • 2 lớp vải không dệt và 1 lớp vải lọc ngăn chặn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
    • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
    • Thích hợp sử dụng một lần.

Tính năng:

Khẩu trang tiệt trùng được dùng bởi các chuyên gia, bác sĩ trong phòng mổ hoặc bởi y tá khi trong sóc bệnh nhân